Nguồn: Báo South China Morning Post (Morning Studio)
Hầu hết mọi người khi đến Kau Sai Chau — hòn đảo có hình số 8 lớn nhất ngoài khơi bán đảo Sai Kung thuộc khu vực Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO tại Hồng Kông — đều chỉ nhằm mục địch tham quan và chơi golf tại sân golf công cộng duy nhất ở Hồng Kông. Tuy nhiên, ở mũi cực Nam của hòn đảo, nơi khuất tầm mắt sau những đồi cỏ trải dài mềm mại đang tọa lạc một ngôi làng đánh cá hiếm hoi mang đậm dấu ấn truyền thống được gọi là Làng Ngư dân Kau Sai — khu định cư duy nhất trên đảo. Bạn có thể thuê một chiếc thuyền sampan để đến thăm ngôi làng xinh đẹp này - nơi sinh sống của chưa đến một chục hộ gia đình và khám phá một ngôi đền cổ kính cách Đảo Jin chỉ một eo biển hẹp.
Bạn có thể giải khát bằng những món đồ uống trong tủ lạnh ngoài trời từ cửa hàng trong làng và cũng là ngôi nhà áp chót khi bạn rẽ trái từ Bến tàu Làng Khiếu Tây cũng như thử các ‘‘món ăn làng chài’’ tuyển chọn được viết bằng phấn trên bảng đen tại đây.
Một chuyến đi thuyền tam bản kéo dài 40 phút, băng qua những bãi biển và hang động thu hút, đưa bạn đến ngôi làng và một dãy nhà hai tầng nhìn ra biển. Phòng khách nằm trực tiếp trên lối đi, và bạn có thể nhìn thấy các gia đình chuẩn bị và ăn trưa ngoài trời. Một ngư dân cao tuổi đội chiếc mũ mây truyền thống đang lau lồng nuôi tôm hùm, trong khi các thiết bị câu cá và lặn được hong khô trong gió. Thật khó để tưởng tượng ở thời đại ngày nay, vẫn có hơn 300 người sống ở đây như những năm 1950, nhiều người trong số họ sống trên thuyền - theo truyền thống - neo đậu trong vịnh. Ở đây đặt một tấm bảng tưởng niệm để tưởng nhớ nhà nhân chủng học xã hội người Anh Barbara Ward, người đã sống ở đây trong quá trình nghiên cứu văn hóa của cộng đồng đánh cá. Bà đã giúp những ngư dân được chính phủ cấp phép xây dựng nhà cửa trên vùng đất này vào những năm 1950, từ đó lập nên làng chài Khiếu Tây. Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, hầu hết cư dân đã chuyển đến thành phố hoặc ra nước ngoài.
Đề phòng trường hợp cửa hàng tạp hoá trong làng đóng cửa, hãy mang theo đủ nước uống trong thời gian trên đảo, đừng quên đem theo đồ chống nắng, bao gồm mũ và kem chống nắng. Hãy nhớ tuân thủ các hướng dẫn khi tham quan Công viên Địa chất: không được lang thang ngoài các tuyến đường tham quan đề xuất, không đi bộ gần vách đá để tránh rủi ro thương tích do đá rơi vào người, và tôn trọng cộng đồng Công viên Địa chất cũng như di sản cộng đồng. Truy cập trang web chính thức để biết thêm thông tin.
Ngôi miếu được trang trí công phu của làng xây dựng cách đây hơn 130 năm để tôn vinh Hồng Thánh, một vị thần được cho là bảo vệ ngư dân và những thương nhân buôn bán trên biển, hay còn được biết đến là “Thần Nam Hải” ở Trung Quốc. Trong hồ sơ chính thức không ghi rõ ngày tháng chính xác, nhưng nghe nói rằng miếu được tu sửa lần đầu vào năm 1889. Ngôi miếu được xây bằng gạch xám, với hình ảnh hai con rồng chạy dọc theo mái nhà và một hàng gạch có nhiều hình ảnh với màu sắc rực rỡ nằm ở mặt trước của bức tường, nơi đây từng là phòng học cho trẻ em trong làng. Sau đó, ngôi miếu đã được trùng tu, hiện đã là một di tích pháp định, chứng kiến di sản của chính mình được bảo tồn và công nhận bởi UNESCO vào năm 2000. Phía trước ngôi miếu có một không gian rộng lớn được sử dụng để tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh kéo dài 4 ngày cho Hồng Thánh - thu hút hàng nghìn người tham dự - với màn biểu diễn múa lân sư rồng và biểu diễn kinh kịch Trung Quốc vào tháng 2 âm lịch hàng năm.
Nằm bên cạnh ngôi miếu, tầng trệt của nhà văn hoá làng đã trở thành không gian triển lãm, trưng bày các dụng cụ đánh cá lịch sử, các di tích văn hóa khác và các bức ảnh cũ của làng Khiếu Tây, cũng như một loạt các loại thảo mộc địa phương được sử dụng trong văn hóa người Khách Gia để làm thuốc truyền thống. Phòng trưng bày do dân làng quản lý cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức giáo dục thiên nhiên Sư tử và Công viên Địa chất Hồng Kông, mở cửa từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vào Chủ nhật và các ngày lễ (tuy nhiên phòng trung bày sẽ đóng cửa vào tháng đầu tiên của năm âm lịch).
Đi qua phòng trưng bày đến đài quan sát để xem Đá Sò - trông giống như một con sò sẽ xuất hiện trong bữa tối của bạn - chỉ rộng hai mét. Mảnh đá bị sóng mài mòn qua nhiều thế kỷ này vốn nứt ra từ một trong số những trụ đá lục giác ở Vùng đá núi lửa Tây Cống, thuộc Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO của Hồng Kông. Các trụ đá hình thành từ tro núi lửa dày đặc và dung nham nguội đi sau các vụ phun trào cách đây 140 triệu năm, ước tính diện tích hơn 100 km vuông.
Từ đài quan sát có thể nhìn qua một khe hẹp được gọi là eo biển Khiếu Tây hướng tới đảo Jin không có người ở, còn được gọi là Điếu Chung Châu - tiếng Trung Quốc có nghĩa là "đảo chuông treo" nhờ vòm biển hình chuông ngoạn mục ở mũi phía nam. Những người đi bộ đường dài đến thăm hòn đảo, được bao phủ bởi những khối đá hình lục giác phân mảnh ấn tượng, để ngắm nhìn những cảnh quan tuyệt đẹp, tuy nhiên để đến được đảo thì cần thuê thuyền tam bản hoặc tham gia chuyến tham quan có hướng dẫn của Công viên Địa chất.
Tìm biển báo màu xanh lá cây gần ngôi đền và leo lên các bậc thang, băng qua bãi đất trống rợp bóng nơi ngôi trường làng từng toạ lạc, và bạn đang sải bước trên con đường mòn nằm trên đồi nơi có một số loài thực vật có hoa được dân làng sử dụng để làm thuốc thảo dược truyền thống, chẳng hạn như trà hoặc súp thuốc. Bạn có thể lấy một tờ thông tin về thảo dược trong phòng trưng bày, điều này sẽ giúp bạn nhận biết một số loại cây. Khi bạn lên cao hơn, hãy tạm quên đi khu rừng, và con đường cho bạn phóng rộng tầm mắt ra những hòn đảo, vịnh và bờ đá đẹp mê hồn trên Ngưu Vĩ Hải.
Tây Cống được biết đến với nhiều nhà hàng hải sản ven sông, đặc biệt nổi tiếng là phục vụ các món ăn như tôm hấp xì dầu ớt, ngao xào đậu đen và tỏi. Nhưng cũng có một loạt các nhà hàng, quán cà phê thời thượng và cha chaan teng dọc theo lối đi dạo và những con phố ngang nhộn nhịp, phục vụ đa dạng các món ăn và ẩm thực phương Đông, bao gồm pizza, mì ống, cà ri Thái, cá và khoai tây chiên kiểu Anh và bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ.
Bạn có thể đi bằng bất kỳ phương tiện giao thông công cộng nào đến Trung tâm Thị trấn Tây Cống (ví dụ: tuyến xe buýt 92 từ Ga MTR Diamond Hill hoặc tuyến xe buýt 299X từ Bến Xe buýt Trung tâm Sha Tin), sau đó đi bộ 180 m đến Bến tàu Công cộng Tây Cống (bến tàu dài hơn ngay cạnh Đường bờ biển Tây Cống) để đi phà kaito đến Làng Khiếu Tây. Phà kaito tại đây hoạt động chủ yếu vào Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ. Chuyến đi kéo dài khoảng 30 phút.
Bạn cũng có thể tham gia tour tham quan Khu vực đá núi lửa Sai Kung từ Trung tâm khám phá núi lửa gần bến xe buýt, bao gồm cả chuyến thăm Làng Ngư dân Kau Sai. Du khách được khuyển khích đặt chỗ trước bằng cách gọi số +852 2394 1538. Truy cập trang web chính thức để biết thêm thông tin.
Đi phà kaito tương tự trở lại Bến tàu Công cộng Tây Cống. Chuyến phà cuối cùng khởi hành lúc 5 giờ chiều.
Để biết chi tiết về dịch vụ phà kaito, vui lòng truy cập trang web của Sở Giao thông Vận tải..
Nguồn: Báo South China Morning Post (Morning Studio)
Hầu hết mọi người khi đến Kau Sai Chau — hòn đảo có hình số 8 lớn nhất ngoài khơi bán đảo Sai Kung thuộc khu vực Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO tại Hồng Kông — đều chỉ nhằm mục địch tham quan và chơi golf tại sân golf công cộng duy nhất ở Hồng Kông. Tuy nhiên, ở mũi cực Nam của hòn đảo, nơi khuất tầm mắt sau những đồi cỏ trải dài mềm mại đang tọa lạc một ngôi làng đánh cá hiếm hoi mang đậm dấu ấn truyền thống được gọi là Làng Ngư dân Kau Sai — khu định cư duy nhất trên đảo. Bạn có thể thuê một chiếc thuyền sampan để đến thăm ngôi làng xinh đẹp này - nơi sinh sống của chưa đến một chục hộ gia đình và khám phá một ngôi đền cổ kính cách Đảo Jin chỉ một eo biển hẹp.
Bạn có thể giải khát bằng những món đồ uống trong tủ lạnh ngoài trời từ cửa hàng trong làng và cũng là ngôi nhà áp chót khi bạn rẽ trái từ Bến tàu Làng Khiếu Tây cũng như thử các ‘‘món ăn làng chài’’ tuyển chọn được viết bằng phấn trên bảng đen tại đây.
Bạn có thể đi bằng bất kỳ phương tiện giao thông công cộng nào đến Trung tâm Thị trấn Tây Cống (ví dụ: tuyến xe buýt 92 từ Ga MTR Diamond Hill hoặc tuyến xe buýt 299X từ Bến Xe buýt Trung tâm Sha Tin), sau đó đi bộ 180 m đến Bến tàu Công cộng Tây Cống (bến tàu dài hơn ngay cạnh Đường bờ biển Tây Cống) để đi phà kaito đến Làng Khiếu Tây. Phà kaito tại đây hoạt động chủ yếu vào Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ. Chuyến đi kéo dài khoảng 30 phút.
Bạn cũng có thể tham gia tour tham quan Khu vực đá núi lửa Sai Kung từ Trung tâm khám phá núi lửa gần bến xe buýt, bao gồm cả chuyến thăm Làng Ngư dân Kau Sai. Du khách được khuyển khích đặt chỗ trước bằng cách gọi số +852 2394 1538. Truy cập trang web chính thức để biết thêm thông tin.
Đi phà kaito tương tự trở lại Bến tàu Công cộng Tây Cống. Chuyến phà cuối cùng khởi hành lúc 5 giờ chiều.
Để biết chi tiết về dịch vụ phà kaito, vui lòng truy cập trang web của Sở Giao thông Vận tải..