Từ 45 năm nay, ông Fan Wai-yip đều bắt đầu làm việc cần mẫn từ 8 giờ sáng mỗi ngày tại địa điểm quen thuộc - Công viên Quốc gia Đại Lãm ở phía đông Đảo Hồng Kông.
Quản lý 1315 ha của công viên, gồm khu bảo tồn đô thị nổi tiếng với bốn hồ chứa nước, đỉnh núi xanh mươn mướt, vài ngọn đồi thoai thoải và phong cảnh ngoạn mục bao phủ 1/5 tổng diện tích của hòn đảo, là công việc hàng ngày của ông Fan Wai-yip.
Là một nghệ nhân lâu năm của công viên, ông Fan có trách nhiệm trồng cây gây rừng và bảo vệ những khu cảnh quan của công viên mà từng một thời cằn cỗi và đã bị tàn phá vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng thành phố trong Thế chiến thứ hai. Ông cũng xây dựng và bảo trì những con đường mòn đi bộ, túp lều, khu trọ, ghế dài, khu dã ngoại và nướng thịt ngoài trời, đem cư dân thành phố đến một chốn yên tĩnh khỏi nhịp sống đô thị hối hả.
Ông Fan chia sẻ: “Bố mẹ tôi là ngư dân, vào năm 13 tuổi, tôi đã bắt đầu lật đật phụ việc họ sau khi đã hoàn thành Secondary One của trường Trung học”. “Tuy nhiên trong mắt của bố tôi, nghề chài lưới vốn rất cực khổ và khuyên tôi nên tìm một công việc ổn định hơn với mức lương khấm khá hơn.”
Vào thời điểm đó, chính phủ đã thành lập các bộ phận trực thuộc Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Bảo tồn để phát triển và quản lý các công viên quốc gia, đem đến vô số cơ hội việc làm thu hút sự chú ý của bạn của ông Fan.
Ông ấy tham gia một đội với khoảng 30 thành viên để cải tạo khu vực hoang sơ của thành phố thành những con đường mòn đi bộ đường dài và công viên quốc gia. Người nghệ nhân viên trang 64 tuổi kể lại theo hồi tưởng của mình: “Công việc thực sự rất khó khăn và vất vả”. “Chúng tôi phải làm mọi việc, từ đào đất đến dọn dẹp nhà vệ sinh chỉ bằng những công cụ thô sơ như cuốc và xẻng.”
Khi đó, đường đi đàng hoàng ở khu vực nông thôn là không hề có, do vậy, ông Fan và đội của ông ấy gặp nhiều khó khăn khi di chuyển và phải đèo theo dụng cụ, gỗ và đá cần thiết để xây dựng. Cả đội đã phải liên tục tìm kiếm ý tưởng để nâng cao hiệu quả, chẳng hạn như sử dụng ống nước mềm làm ba lô tạm thời để mang vác vật nặng.
Một trong những dự án ngoài trời lớn của ông Fan liên quan đến công cuộc khai quật và lát đường mòn khu vực núi Long Tích. Hiện là một phần của Công viên Quốc gia Thạch Áo, tuyến đường ven sườn núi dài 8,5 km giữa Bán đảo Thạch Áo và Vịnh Đại Lãng là một trong những tuyến đường đi bộ nổi tiếng nhất Hồng Kông với phong cảnh ven biển ngoạn mục. Tuy nhiên, theo Fan, ban đầu nơi đây “khá cằn cỗi” và nhóm nghiên cứu phải trồng cây dọc theo con đường mòn để phục hồi thảm thực vật và chống xói mòn đất.
Nhờ quá trình đào tạo như một nghệ nhân viên trang, ông Fan có thể xác định các loài cây phù hợp cho dự án. Những cây ngoại lai như Keo Đài Loan, Bạch Đàn Brisbane Box và Thông vàng Slash Pine là những lựa chọn hàng đầu vì tốc độ tăng trưởng nhanh và độ bền bỉ của giống cây. Ông Fan nói rằng: “Đây là ‘bộ ba vàng của ngành lâm nghiệp’,”
Công việc trồng cây cũng gồm cả công việc bảo dưỡng thường xuyên và ông Fan vô cùng tự hào về khả năng tỉa cây khéo léo của mình. Ông ấy kể rằng: “Một số cành cây có thể gây nguy hại cho các cơ sở hạ tầng xung quanh hoặc có nguy cơ rơi gãy và gây nguy hiểm cho khách leo núi,” “Chỉ cần nhìn một lần và tôi có thể ngay lập tức xác định ra cành nào cần tỉa đi và nhanh chóng thực hiện để đảm bảo sức khỏe của cây.”
Sau nhiều chuyến hành trình trên núi Long Tích, ông Fan cũng dần ngưỡng mộ con đường mòn đi bộ nổi tiếng này. Ông nói: “Chuyến leo núi không vất vả mà quang cảnh đẹp đến choáng ngợp vì bạn có thể nhìn thấy biển ở cả hai bên đường mòn đi bộ”. “Con đường liên kết với vô số điểm khởi đầu và điểm kết thúc khác nhau. Hãy đến Mũi D'Aguilar để chiêm ngưỡng các mỏm đá tự nhiên và hang động hút hồn hoặc đến Vịnh Đại Lãng để tận hưởng bãi biển. Nhiều khách ưa thích dừng chân tại Thạch Áo để thưởng thực bữa ăn tại đây,”
Ngoài đảm bảo an toàn cho những người đi bộ leo núi tại khu vực Long Tích, ông Fan còn tăng thêm cảm giác thoải mái và tính thẩm mỹ cho con đường bằng tay nghề khéo léo của mình. Với những cành cây bị gãy hoặc bị cắt tỉa, ông ấy đã tái sử dụng lại để tạo thành hàng rào, ghế ngồi và đồ trang trí. Nhưng ẩn dưới vẻ đẹp đơn sơ đó là công sức đẽo gọt từng miếng gỗ khéo léo của ông.
Ông Fan giải thích rằng: “Đầu tiên là bước phơi khô gỗ để loại bỏ hết nước.” “Tiếp theo, bạn cần hình dung vật và hình dạng bạn muốn làm với khúc cây trước khi bắt đầu đẽo gọt và sơn màu.”
Công việc đầy sáng tạo là niềm yêu thích của ông Fan, không chỉ vì ảnh hưởng tích cực đối với môi trường mà còn là món ăn tinh thần của ông. Ông nói: “Cây cối cũng có vòng đời giống như người vậy,” “Tôi tìm thấy niềm vui khi hồi sinh cây cối qua những vật dụng hoặc kiến trúc có ích.’
Tuổi 65 sắp đến, báo hiệu rằng ông Fan đã đến lúc rời xa công việc mà ông ấy đã gắn bó gần như cả một đời để có thể nghỉ hưu. Ông ấy ngẫm rằng: “Thực sự thì tôi chưa bao giờ nghĩ đến tìm một công việc khác. Luôn có điều mới để học, luôn có ý tưởng để cải thiện công viên.”
Ông ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi tham quan tại vùng nông thôn và đi bộ đường dài đã trở thành niềm đam mê phổ biến ở Hồng Kông.
Ông nói: “Dọn rác dọc theo những con đường mòn đi bộ đường dài từng là một phần công việc của chúng tôi. “Nhưng chúng tôi không cần làm vậy nữa vì mọi người ngày càng quan tâm hơn đến môi trường và không vứt rác bừa bãi.
Ông nói rằng “Điều này cho thấy công chúng đánh giá cao công việc đầy vất vả của chúng tôi,”. “Khu vực nông thôn là tài sản chung và tất cả chúng ta nên trân trọng nơi đây.”